MỨC HƯỞNG TAI NẠN LAO ĐỘNG – BỆNH NGHỀ NGHIỆP

luбє­t duy hЖ°ng

Theo BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; Và các văn  bản hướng dẫn của BLĐTBXH về chế độ bồi thường….vv thì mức hưởng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và hồ sơ…

Theo BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; Và các văn  bản hướng dẫn của BLĐTBXH về chế độ bồi thường….vv thì mức hưởng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và hồ sơ đề nghị làm chế độ được quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

1.Thanh toán chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế đối (BHYT) với người lao động tham gia BHYT. Trường hợp người lao động không được tham gia BHYT thì đơn vị chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

2. Trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị do Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

3. Trợ cấp cho người lao động khi bị Tai nạn lao động mà không phải do lỗi của người lao động với mức trợ cấp như sau:

– Ít nhất bằng 1,5 tháng lương nếu bị suy giảm từ 5%-10%, sau đó cứ thêm 1% hưởng thêm 0,4 tháng tháng lương nếu bị suy giảm từ 11% đến 80%.

– Bồi thường cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động ít nhất bằng 30 tháng tiền lương nếu họ bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc tử vong do bị Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Chú ý: Nếu trường hợp bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì NLD được hưởng trợ cấp tối thiểu bằng 30% của Mức quy định tương ứng với suy giảm sức lao động.

Tiền lương làm căn cứ chi trả chế độ cho người lao động là Tiền lương bao gồm tất cả các phụ cấp được ghi trong hợp đồng của người lao động.

Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH):

Cơ quan BHXH có trách nhiệm thanh toán trợ cấp cho người lao động như sau:

a/ Trợ cấp đối với người lao động.

– Trợ cấp hàng tháng = {0,3 x Lương cơ sở + 0,02 x (m-31%) x Lương cơ sở} + { 0,005 x Lương + 0,003 x (t-1) x Lương}.

– Trợ cấp 1 lần = {5 x Lương cơ sở + 0,5 x (m-5%) x Lương cơ sở} + {0,5 x Lương + 0,3 x (t-1) x Lương}.

Trong đó:

+/ m là tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động

+/ t: thời gian tham gia BHXH (năm) lương: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

b/ Trợ cấp cho người phục vụ người lao động.

Trường hợp người lao động bị suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên mà bị liệt, mù 2 mắt…..vv thì được ngoài các mức hưởng theo quy định hàng tháng còn được hưởng  trợ cấp phục vụ bằng tiền lương tối thiểu chung.

c/ Trợ cấp một lần khi chết:

Trợ cấp 1 lần bị chết do Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp cho người lao động ngoài hưởng theo chế độ tử tuất đã quy định thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm chết.

d/ Cấp các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
Người lao động bị Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà bị tổn thương các chức năng trong cơ thể mà ảnh hưởng đến sinh hoạt thì được trợ cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

– Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

– Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động , thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Đối với chế độ hưởng tai nạn lao động.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Biên bản hiện trường nơi xảy ra TNLD.

– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đối với chế độ bệnh nghề nghiệp

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thời gian giải quyết.

– Đơn vị nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trong thời gian 30 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ.

– Thời gian BHXH giải quyết trong vòng 10 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu không giải quyết phải nêu rõ lý do.

Trên đây là các quy định của pháp luật về mức hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website: http://luatduyhung.com hoặc gọi đến liên hệ trực tiếp để được tư vấn.

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879