BUÔN BÁN LẤN CHIẾM VỈA HÈ, LÒNG LỀ ĐƯỜNG BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO???

luбє­t duy hЖ°ng

Hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường là vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này bị xử phạt hành chính theo…

HỎI: Buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường bị xử phạt như thế nào???

LUẬT DUY HƯNG TRẢ LỜI:

1. Xử phạt đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008:

Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Luật này quy định:

“1. Lòng lề đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.”

Căn cứ Khoản 2 Điều 35 Luật này quy định:

Những hành vi không được thực hiện trên đường bộ, trong đó có hành vi “họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ” (điểm a Khoản 2 Điều này).

Như vậy, hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường gây ảnh hưởng và cản trở đến người; giao thông hay các hoạt động bình thường khác đều là những hành vi vi phạm pháp luật.

Buôn bán hàng ấm chiếm vỉa hè, lòng lề đường bị xử phạt như thế nào???

Theo Nghị định 100/2019/ NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

  •  Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

“a. Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này.”

  •  Căn cứ Khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

“b. Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;”

Như vậy, cá nhân có hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, tổ chức thực hiện hành vi này có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Cá nhân sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để thực hiện họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Tổ chức vi phạm hành vi này có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

2. Thẩm quyền xử lý hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường?

Căn cứ Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP):

– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 12 và điểm b khoản 5 Điều 12 (theo điểm a khoản 2 Điều 74).

– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi điểm a khoản 1 Điều 12 và điểm b khoản 5 Điều 12 (theo điểm đ khoản 3 Điều 74).

– Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt các hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 12 (theo điểm g khoản 4 Điều 74).

– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt các hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 12 và điểm b khoản 5 Điều 12 (theo điểm e khoản 5 Điều 74).

———————————————————————

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây  Quý khách cần tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến dịch vụ Luật sư chuyên Hành chính đề nghị tham khảo Tại đây Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn trực tiếp.

VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Hotline (zalo) tư vấn miễn phí: 0964653879 – 0929228082   –      Email: luatduyhung@gmail.com 

Fanpage: https://www.facebook.com/luatduyhung/ 

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879