CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

luбє­t duy hЖ°ng

Trong vụ án hành chính, khi quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm hại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục, đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn những hậu quả này có thể xảy…

Trong vụ án hành chính, khi quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm hại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục, đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn những hậu quả này có thể xảy ra với mình. Tuy nhiên, những biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được Tòa án tiến hành áp dụng trong một số các trường hợp cụ thể. Vậy, trong tố tụng hành chính, biện pháp tạm thời là gì, có những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào và khi nào Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này? Thông qua bài viết dưới đây, Luật Duy Hưng xin gửi đến bạn đọc lời giải đáp về những vấn đề nêu trên:

1. Khái niệm “Biện pháp khẩn cấp tạm thời”

“Biện pháp khẩn cấp tạm thời” là biện pháp do tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo yêu cầu của đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân (có liên quan) để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bao đảm giảm quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2. Khi nào thì cần áp dụng các Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

– Bảo vệ chứng cứ: Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này có ý nghĩa bảo vệ giá trị chứng minh của chứng cứ, tránh hồ sơ vụ án hành chính bị sai lệch, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn vụ án hành chính, ngăn chặn các hành vi tẩu tán, hủy hoại, xâm phạm chứng cứ, mua chuộc, đe dọa người làm chứng,..

– Bảo đảm thi hành án: Bản án có ý nghĩa khi nó công bằng và được thi hành, trong các trường hợp khác nhau, các bên có thể thực hiện tẩu tán tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu bất động sản, tẩu tán vật chứng,…khiến cho sau khi tuyên án thì bản án không còn khả năng thi hành trên thực tế. Đây là căn cứ đề tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Bảo toàn hiện trạng: Một số loại quyết định hành chính, hành vi hành chính như: quyết định giải phóng mặt bằng, quyết định xử phạt hành chính có thể kèm theo biện pháp bổ sung có thể làm thay đổi hiện trạng hoặc tiêu hủy vật dẫn tới không thể khôi phục được hoặc khôi phục được với chi phí rất cao,…trong các trường hợp này, tòa án xem xét áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tình trạng hiện có, nhằm tranh trường hợp bản án tuyên bố hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan nhà nước nhưng hiện vật bị hủy hoại, hiện trạng bị thay đổi không thể khôi phục được nữa.

– Bảo đảm các yêu cầu cấp bách khác của các bên liên quan: Các vụ án hành chính có thể kéo dài hàng tháng trời, trong khi đó có những nhu cầu cấp bách các bên liên quan cần được giải quyết mà không thể chờ tới khi có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án. Các nhu cầu cấp bách này sẽ được tòa án xem xét và coi như một trong những cơ sở để quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

Căn cứ Điều 68 Luật TTHC 2015 và Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi, số 55/2019/QH14, Các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm:

– Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

– Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính

– Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

Cụ thể:

– Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 69 Luật TTHC 2015) (Sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi, số 55/2019/QH14)

  • Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiệm trọng không thể khắc phục
  • Tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành một số phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó sẽ dẫn đến hậu quả, nghiêm trọng không thể khắc phục.

– Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính (Điều 70 Luật TTHC 2015): được áp dụng nếu có căn cứ cho rằng việc tiếp tục thực hiện hành vi hành chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.

– Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định (Điều 71 Luật TTHC 2015): được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng đương sự thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa giải quyết.

4. Thẩm quyền yêu cầu và quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

a. Quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ Điều 66 Luật TTHC 2015 quy định:

– Các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là: đương sự, người đại diện của đương sự.

– Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

b. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ Điều 67 Luật TTHC 2015 quy định:

– Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định

– Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do Hội đông xét xử xem xét, quyết định.

————————————————————————————

Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến hành chính. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây.

Quý khách cần tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến dịch vụ Luật sư chuyên Hành chính đề nghị tham khảo Tại đây. Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn Miễn Phí.

  • VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
  • Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Hotline (Zalo) tư vấn Miễn Phí: 0964653879 – 0929228082 – Email: luatduyhung@gmail.com
  • Fanpage:https://www.facebook.com/luatduyhung/

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Được rồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879