Đòi nhà cho ở nhờ là việc chủ sở hữu đòi lại tài sản là nhà ở đã cho người khác mượn, ở nhờ nhưng hết thời hạn người mượn, ở nhờ không chịu trả. Pháp luật quy định về quyền đòi nhà cho ở nhờ như thế nào??? Sau đây, Luật Duy Hưng xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Đòi nhà cho ở nhờ là việc chủ sở hữu nhà ở không mong muốn làm bởi: Xuất phát từ tình đoàn kết tương thân tương ái, yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn gian khổ, hoạn nạn, thiên tai….vv. Nên chủ sở hữu nhà ở đã “Cho mượn nhà ở” để giúp đỡ người thân, bạn bè thậm chí là người dưng vượt qua khó khăn về chỗ ở.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người đã được cho mượn nhà ở đều trả lại nhà ở khi chủ sở hữu đòi hoặc khi mình đã có điều kiện tạo lập chỗ ở khác. Một số người vì lòng tham bất chấp nghĩa tình đã cố tình trây ỳ không trả nhà, thậm chí cố tình chiếm đoạt nhà ở đã được cho mượn trước đây.
Vậy chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ thể có quyền khác đối với nhà ở phải làm gì để đòi lại nhà ở???
Thứ nhất: Quy định của pháp luật về quyền đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn.
Theo quy định tại Điều 164 BLDS quy định về “Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản” thì chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền:
- Tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật;
- Yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ hai: Thẩm quyền giải quyết yêu cầu đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn.
Theo Điều 26 BLTTDS 2015 về “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” quy định như sau: Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản…vv thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.
Đồng thời, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 về thẩm quyền của TAND cấp huyện và khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì yêu cầu đòi lại nhà ở cho mượn, cho ở nhờ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện nơi có nhà đất cho mượn, cho ở nhờ.
Khi giải quyết yêu cầu đòi nhà ở của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác liên quan đến nhà ở, ngoài việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự…vv có hiệu lực tại thời điểm cho mượn, cho ở nhờ thì TAND còn áp dụng các hướng dẫn khác tại các Nghị quyết như: Nghị quyết số 58/1998/NQ – UBTVQH10 ngày 20/8/1998 và Nghị quyết 1037/2006/NQ – UBTVQH11 ngày 27/7/2006 trong trường hợp việc cho mượn, cho ở nhờ được thực hiện trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.
Như vậy, để đòi lại tài sản là nhà ở đã cho mượn ở nhờ, chủ sở hữu, chủ thể có quyền liên quan đến nhà ở có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết, buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình phải trả lại tài sản.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website: http://luatduyhung.com hoặc gọi đến liên hệ trực tiếp để được tư vấn.
Hotline (Zalo): 0964653879 hoặc 0929228082.
Facebook: https://www.facebook.com/luatduyhung/
Zalo: Luatduyhung (SĐT: 0964653879)
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.