NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ

luбє­t duy hЖ°ng

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc…

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Tuy nhiên, đối với những người thừa kế có hành vi trái với pháp luật, đạo đức xã hội theo quy định pháp luật sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế. Căn cứ vào quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 những trường hợp không được hưởng thừa kế bao gồm:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

Theo đó, người có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản mà chưa bị kết án về những hành vi này thì vẫn có quyền hưởng di sản.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ
Ảnh minh họa

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản còn sống ( Ví dụ: cha, mẹ với con cái, ông bà với cháu,…).

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đây là quyền của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, người nào có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngân cản người để lại di sản trong việc lập di chúc là hành vi vi phạm pháp luật và theo quy định của pháp luật sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người trên, nhưng khi vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì những người đó vẫn được hưởng di sản. Quy định dựa trên cơ sở pháp luật luôn tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về những trường hợp không được hưởng thừa kế. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website: http://luatduyhung.com hoặc gọi đến liên hệ trực tiếp để được tư vấn.

Hotline:  0964653879 hoặc 0929228082.

Facebook: https://www.facebook.com/luatduyhung/

Zalo: Luatduyhung  (SĐT: 0964653879)

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879