Hỏi: Đối với các phương tiện giao thông như xe máy, xe mô tô,… gọi chung là xe gắn máy có được đi vào đường cao tốc hay không? Mong Luật sư giải đáp:
Trả lời: Luật Duy Hưng xin trả lời câu hỏi này thông qua những phân tích sau đây:
1. Xe gắn máy là gi?
Xe gắn máy là là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu dẫn động cơ là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3 (Theo giải thích của QCVN 41: 2019/BGTVT)
Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h (điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
2. Xe gắn máy có được đi vào đường cao tốc không?
Căn cứ khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2006 quy định các đối tượng (ngoại trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý bảo trì đường cao tốc) không được đi vào đường cao tốc gồm:
- Người đi bộ;
- Xe thô sơ (theo khoản 19 Điều 3 Luật này thì xe thô sơ (Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
- Xe gắn máy, xe mô tô;
- Máy kéo;
- Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
Như vậy:
Ngoại trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý bảo trì đường cao tốc thì các phương tiện là xe gắn máy sẽ không được phép đi vào đường cao tốc.
3. Xe gắn máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt như thế nào?
a. Xử phạt hành chính
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
– Hành vi điều khiển xe gắn máy đi vào đường cao tốc (trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000.
– Nếu điều khiển xe gắn máy đi vào đường cao tốc mà gây ra tai nạn thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
b. Xử lý hình sự
– Nếu điều khiển phương tiện là xe gắn máy, các loại xe tương tự xe gắn máy vào đường cao tốc và gây ra thiệt hại cho người khác như:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Trong trường hợp này:
Người có hành vi điều khiển phương tiện là xe gắn máy, các loại xe tương tự xe gắn máy đi vào đường cao tốc sẽ bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260) Khung hình phạt cơ bản cho tội phạm này là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Tội phạm này có khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
– Trường hợp vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
————————————————————————————
Quý khách cần tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến dịch vụ Luật sư chuyên Hình sự đề nghị tham khảo Tại đây. Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn Miễn Phí.
- VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Hotline (Zalo) tư vấn Miễn Phí: 0964653879 – 0929228082 – Email: luatduyhung@gmail.com
- Fanpage:https://www.facebook.com/luatduyhung/
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.