CẤU THÀNH TỘI PHẠM

luбє­t duy hЖ°ng

Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Để xác định hành vi nào đó do con người thực hiện có phải là tội phạm hay không phải dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay là tổng hợp những dấu hiệu có tính chất đặc trưng chung cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Căn cứ vào BLHS Việt Nam năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 thì cấu thành tội phạm được chia thành 2 nhóm. Cụ thể gồm: Nhóm các dấu hiệu bắt buộc và Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Nhóm các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm là gì?

Nhóm các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm là tổng hợp những yếu tố cấu thành nên một tội phạm mà nếu thiếu một trong những yếu tố này thì hành vi sẽ không cấu thành tội phạm. Tức là chỉ khi nào một hành vi vi phạm pháp luật có đầy đủ các dấu hiệu bắt buộc này thì mới được coi là hành vi phạm tội.

Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm gồm những gì?

Các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm gồm: Chủ thể của tội phạm; Khách thể của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm.

Cau thanh toi pham là gi

1/ Chủ thể của tội phạm là gì?

Chủ thể của tội phạm là một cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và có độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo điều 12 của BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác;
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của BLHS năm 2015 được sửa dổi bổ sung năm 2017.

2/ Khách thể của tội phạm là gì?

Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại như: nền văn hoá; an toàn xã hội; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…vv được pháp luật bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự.

Phân loại khách thể.

Dựa trên mức độ khái quát của quan hệ xã hội, khách thể của tội phạm dược phân ra thành 3 loại gồm:

a/ Khách thể chung của tội phạm:

Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.

b/ Khách thể loại của tội phạm:

Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất, được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm như an ninh; con người; trật tự xã hội … vv trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017.

c/ Khách thể trực tiếp.

Khách thể trực tiếp của tội phạm: là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại.

3/ Mặt khách quan của tội phạm là gì?

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, nó bao gồm những dấu hiệu của tội phạm, diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

Mặt khách quan của tội phạm gồm:

a/ Hành vi khách quan.

Hành vi khách quan của tội phạm là tất cả những xử sự  của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động hoặc không hành động. Và hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể được luật hình sự bảo vệ.

Hành vi khách quan của tội phạm phải có các đặc điểm sau:

+/ Có tính nguy hiểm cho xã hội;

+/ Trái pháp luật hình sự;

+/ Được hành động bởi chủ thể có sự kiểm soát của ý thức và phải có sự điều khiển của ý chí.

b/ Hậu quả của hành vi.

Hậu quả của hành vi là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể được bảo vệ bởi pháp luật hình sự.

Hậu quả của hành vi phạm tội gồm hai loại:
  • Hậu quả vật chất: Là những thiệt hại mà con người trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật có thể xác định được một cách chính xác mức độ của nó. Thiệt hại loại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thể chất.
  • Hậu quả phi vật chất: Là những thiệt hại không thể tính toán một cách chính xác bằng các phương tiện đo lường. Sự thiệt hại này chỉ được đánh giá thông qua hoạt động tư duy của con người như: danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người, chính trị, xã hội, đạo đức…vv.

c/ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa các hiện tượng trong đó hành vi là nguyên nhân và hậu quả nguy hiểm cho xã hội chính là kết quả của hành vi.

Tức là giữa nguyên nhân và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu. Một nguyên nhân bao giờ cũng chứa đựng mầm mống nội tại nhằm phát sinh kết quả nhất định.

4/ Mặt chủ quan của tội phạm là gì?

Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra.

Mặt bên trong của tội phạm gồm ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.

Yếu tố lỗi.

Lỗi là biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

Động cơ phạm tội.

Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. (có thể hiểu là nguyên nhân tinh thần của tội phạm)

Động cơ phạm tội rất ít được phản ánh trong cấu thành tội phạm với ý nghĩa định tội. Trong luật hình sự Việt Nam, động cơ phạm tội thường được phản ánh trong cấu thành tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung.

Mục đich phạm tội.

Mục đích phạm tội là kết quả, là mong muốn người phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt được.

Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm?

Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm chỉ có ở những tội phạm cụ thể được quy định trông luật hính sự chứ không bắt buột có ở mọi tội phạm. bao gồm:

  • Hậu quả của tội phạm;
  • Động cơ, mục đích của tội phạm;
  • Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về cấu thành tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam. Quý khách hàng cần tìm hiểu thêm các nội dung có liên quan được quy định bởi luật hình sự Việt Nam đề nghị tham khảo Tại đây.

Hoặc liên hệ trực tiếp để được Tư Vấn Miễn Phí

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí: 0964653879

Fanpage: https://www.facebook.com/luatduyhung/

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Cau thanh toi pham

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879