QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG NĂM 2023

luбє­t duy hЖ°ng

Hiện nay, việc cho thuê lại lao động không còn là chuyện hiếm ở các công ty Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là một hình thức tương đối đặc biệt vì đối tượng của doanh nghiệp kinh doanh là lao động của con người. Vì vậy, pháp luật quy định rất chặt chẽ các vấn đề về điều khoản, điều kiện và quan hệ ba bên trong việc cho thuê lại lao động. Trong mối quan hệ này luôn có hợp đồng lao động giữa các bên. Nhân viên luôn chịu sự chỉ đạo và chủ có trách nhiệm trả lương và bảo vệ quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Hiện nay, việc cho thuê lại lao động không còn là chuyện hiếm ở các công ty Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là một hình thức tương đối đặc biệt vì đối tượng của doanh nghiệp kinh doanh là lao động của con người. Vì vậy, pháp luật quy định rất chặt chẽ các vấn đề về điều khoản, điều kiện và quan hệ ba bên trong việc cho thuê lại lao động. Trong mối quan hệ này luôn có hợp đồng lao động giữa các bên. Nhân viên luôn chịu sự chỉ đạo và chủ có trách nhiệm trả lương và bảo vệ quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hoạt động cho thuê lại lao động năm 2023, hãy cùng Luật Duy Hưng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Cho thuê lại lao động được hiểu là gì?

Theo định nghĩa tại Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 thì cho thuê lại lao động và hoạt động cho thuê lại lao động được hiểu như sau:

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động là gì?

Luật lao động quy định rất chặt chẽ về điều kiện hoạt động của các công ty cho thuê lại. Ngoài việc quy định rõ điều kiện về hồ sơ, thủ tục xin phê duyệt, các điều kiện sau đây để người quản lý doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cũng được quy định rõ ràng. Kinh nghiệm hoạt động và năng lực pháp lý trong lĩnh vực này. Cho thuê dự án. Nguyên tắc chức năng cũng phải được đảm bảo chặt chẽ.

Các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều kiện để doanh nghiệp cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là việc ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động giữa công ty cho thuê lại lao động và bên cho thuê lại lao động, trong đó quy định quyền, nghĩa vụ của hai bên và điều kiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Sau khi ký hợp đồng, chúng tôi sẽ ký kết hợp đồng cho thuê lại công nhân. Hợp đồng này phải có nội dung cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định cụ thể tại Chương IV Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?

Theo Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.

Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

Các trường hợp không được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?

Khi thiếu hụt lao động trầm trọng các công ty doanh nghiệp sẽ thường nghĩ đến phương án đầu tiên là thuê lại lao động. Bởi vì nó nhanh gọn và tiết kiệm thời gian tiền bạc. Không như việc tuyển dụng nhân sự mới phải mất thời gian dài vì việc tuyển dụng khôgn phải dễ dàng và khôgn phải ai cũng đáp ứng yêu cầu còn chưa nói đến việc phải đào tạo từ đầu với những trường hợp không có kinh nghiệm, chuyên môn tỏng lĩnh vực yêu cầu. Mà thuê lại lao dộng lại đáp ứng được đa số yêu cầu này nên việc lựa chọn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên việc thuê lại lao động cũng không hề đơn giản vì không phải côgn ty nào cũng sẽ được quyền này. 

Doanh nghiệp không được cấp giấy hoạt động cho thuê lại lao động nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Không bảo đảm điều kiện theo quy định;

Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;

Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.

———————————————————————

Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây

Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn trực tiếp.

  • VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  • Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Hotline (zalo) tư vấn miễn phí: 0964653879 – 0929228082   –      Email: luatduyhung@gmail.com
  • Fanpagehttps://www.facebook.com/luatduyhung/

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879