TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

luбє­t duy hЖ°ng

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tội…

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

  1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  6. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  7. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm:

  1. Chủ thể:

– Độ tuổi: là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

– Là người có chức vụ, quyền hạn

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

  1. Khách thể

Khách thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.

  1. Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích của mình; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách dễ dàng.

– Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích Nhà nước.

  1. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi cố ý (cố ý trực tiếp), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây hại cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của một tổ chức mà mình tham gia…

Động cơ cá nhân khác là vì mục đích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như vì nể nang, vì cảm tình cá nhân, vì danh vọng, vì địa vị xã hội…

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website: http://luatduyhung.com hoặc gọi đến liên hệ trực tiếp để được tư vấn.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900633296.

Facebook: https://www.facebook.com/luatduyhung/

Zalo: Luatduyhung (SĐT: 0964653879)

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879