CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

luбє­t duy hЖ°ng

Chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế là quá trình mà chủ sở hữu sáng chế chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc khai thác sáng chế của mình cho bên khác

Chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế là một trong những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Quy định về chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không chỉ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân. Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, nơi mà công nghệ và sáng chế đóng vai trò then chốt trong việc cạnh tranh và phát triển, việc hiểu rõ các quy định về chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây, Luật Duy Hưng sẽ cùng bạn tìm kiểu rõ hơn về vấn đề này:

Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

Trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi Khoản 56 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022) sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:

(i) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

(ii) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;

(iii) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;

(iv) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

(v) Việc sử dụng sáng chế nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng bệnh, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao theo quy định nêu trên không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

chuyển giao quyền sử dụng sáng chếĐiều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước

Theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 57 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 ), quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

  • Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;
  • Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao, trừ trường hợp nêu tại mục 1 (iv) bên trên. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế khoản tiền đền bù theo thỏa thuận, trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để nhập khẩu dược phẩm theo cơ chế của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và khoản tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc đã được trả tại nước xuất khẩu.

Điều kiện đối với trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc

Theo khoản 2 Điều 137 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản.

Điều kiện chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong trường hợp này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Đáp ứng các điều kiện nêu tại mục nêu trên;

– Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;

– Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc.

Hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế:

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bao gồm những thành phần sau đây:

1. 02 Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế:

2. 02 Hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định);

Lưu ý:

– Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sáng chế, doanh nghiệp là chủ sở hữu quyền sáng chế chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

– Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế, Bên được chuyển quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép;

– Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.

3. Bản gốc Văn bằng bảo hộ (đối với hợp đồng chuyển nhượng sáng chế);

4. Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng sáng chế (nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung);

5. Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục dành cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục dành cho tổ chức (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

6. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Quy trình nộp hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

(1). Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Chủ sở hữu đăng ký sáng chế có thể lựa nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các địa chỉ nêu trên bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện

Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển giao quyền sáng chế là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).

(2). Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển giao không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các công việc sau đây:

a) Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sáng chế (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế);

b) Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sáng chế: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới;

c) Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;

d) Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu sáng chế vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

đ) Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sáng chế và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.”.

(3). Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển giao có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Ra thông báo dự định từ chối đăng ký chuyển giao, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

b) Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sáng chế trong thời hạn đã được ấn định.

______________________________________________________

Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây. Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn trực tiếp.

  • VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  • Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Hotline (zalo) tư vấn miễn phí: 0964653879
  • Email: luatduyhung@gmail.comm
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatduyhung/

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

ok

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879