KHAI BÁO GIAN DỐI ĐỂ TRỐN CÁCH LY BỊ XỬ LÝ RA SAO?

luбє­t duy hЖ°ng

Tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp, Chính Phủ và địa phương đang có động thái quyết liệt nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa mức lây lan của dịch bệnh. Mỗi cá nhân cũng cần phải có ý thức chung tay cùng Nhà nước chống lại đại dịch Covid –…

Tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp, Chính Phủ và địa phương đang có động thái quyết liệt nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa mức lây lan của dịch bệnh. Mỗi cá nhân cũng cần phải có ý thức chung tay cùng Nhà nước chống lại đại dịch Covid – 19.

Tuy nhiên, với sự ích kỷ của một số cá nhân trong việc khai báo y tế, khi đi từ vùng dịch về đã để lại hậu quả khôn lường, Viêm đường hô hấp cấp SARS – COV – 2 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A, đây là mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, có khả năng lây lan, phát tán nhanh, tỉ lệ thương vong cao. Vậy những trường hợp khai báo gian dối để trốn cách ly bị xử lý ra sao???

Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 nghiêm cấm các hành vi:

  1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
  2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
  3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
  4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
  5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
  6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
  7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Do đó, người nào vi phạm các điều cấm ở trên thì sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Tại Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi khai báo gian dối để tránh cách ly có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu hậu quả xảy ra làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người khác thì người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến làm chết người có thể bị phạt tù lên đến 12 năm. (Căn cứ tại Điều 240 Bộ luật hình sự 2015)

KHAI BÁO GIAN DỐI ĐỂ TRỐN CÁCH LY BỊ XỬ LÝ RA SAO?

Việc một số người có hành vi cố tình che dấu, khai báo sai sự thật về lịch trình di chuyển, cũng như tình hình sức khỏe cá nhân để trốn tránh việc cách ly khi cả nước đang dốc toàn tâm, toàn sức để chống lại đại dịch Viêm đường hô hấp cấp SARS – COV 2 gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, mức độ lây chéo cao, làm tăng nhanh số ca nhiễm bệnh. Cần phải xử lý nghiêm khắc các hành vi chống đối, khai báo gian dối để trốn tránh kiểm tra, cách ly của những người vi phạm để răn đe, cảnh tỉnh cho người dân.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến việc xử lý vi phạm đối với hành vi khai báo gian dối để trốn cách ly. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website: http://luatduyhung.com hoặc gọi đến liên hệ trực tiếp để được tư vấn.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900633296.

Facebook: https://www.facebook.com/luatduyhung/

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

CÔNG TY LUẬT TNHH DUY HƯNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879