Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, xâm phạm đến quyền và lợi ích tổ chức, cá nhân. Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại về vật chất; hoặc phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội. Vì vậy, đối với hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ có những chế tài xử phạt riêng biệt nhằm co hẹp cơ hội hành vi này có thể phát sinh trong tương lai. Như vậy, những chế tài xử phạt đó là gì và người có hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào? Luật Duy Hưng xin giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Gây rối trật tự công cộng là gì?
“Gây rối trật tự công cộng” là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thậm chí có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.
2. Những hành vi nào là hành vi gây rối trật tự công cộng?
Gây rối trật tự công cộng có thể thể hiện qua một số các hành vi như:
– Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người;
– Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;
– Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ĩ, đua xe máy trái phép;
– Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng.
– Những hành vi khác,….
3. Gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
a. Xử phạt hành chính
Người có hành vi gây rối trật tự công cộng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
– Mức hình phạt thấp nhất là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng và mức hình phạt cao nhất lên đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi được cho là gây rối trật tự công cộng.
– Người có hành vi gây rối trật tự công cộng còn có thể phải chịu một số hình thức xử phạt bổ sung như:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng
- Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng
- Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính;
– Người có hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ phải thực hiện một trong số các Biện pháp khắc phục hậu quả;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn ;
- Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
- Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Như vậy:
Người có hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi gây rối trật tự công cộng còn phải chịu một số các hình phạt bổ sung và buộc thực hiện các Biện pháp khắc phục hậu quả từ hành vi gây rối trật tự công cộng mà mình gây ra.
b. Xử lý hình sự
Người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị truy cứu TNHS về Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 BLHS 2015 nếu gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tội phạm này hình phạt như sau:
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Nếu vi phạm một trong số các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy:
Người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị truy cứu TNHS về Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
————————————————————————————
Quý khách cần tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến dịch vụ Luật sư chuyên Hình sự đề nghị tham khảo Tại đây. Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn Miễn Phí.
- VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Hotline (Zalo) tư vấn Miễn Phí: 0964653879 – 0929228082 – Email: luatduyhung@gmail.com
- Fanpage:https://www.facebook.com/luatduyhung/
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.