THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH THEO CẤP TÒA ÁN VÀ THEO LÃNH THỔ

luбє­t duy hЖ°ng

Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc xác định quyền khởi kiện vụ án hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính. Như vậy, phân định thẩm quyền của tòa án theo cấp tòa án và…

Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc xác định quyền khởi kiện vụ án hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính. Như vậy, phân định thẩm quyền của tòa án theo cấp tòa án và theo cấp lãnh thổ như thế nào? Luật Duy Hưng xin gửi bạn đọc tham khảo bài viết về “thẩm quyền xét xử hành chính theo cấp tòa án và theo lãnh thổ”  có nội dung như sau:

I. Thẩm quyền xét xử hành chính theo cấp Tòa án

1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Điều 31 Luật TTHC 2015 quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện (gồm TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), theo đó Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện như:

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

– Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Điều 32 Luật TTHC 2015 quy định TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết sơ thẩm những khiếu kiện như:

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

 – Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;

– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;

– Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH THEO CẤP TÒA ÁN VÀ THEO LÃNH THỔ

II. Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ.

– Thẩm quyền của TAND cấp huyện được xác định theo nguyên tắc nơi có trụ sở của bị đơn.

– Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh được xác định theo trật tự: nơi nguyên đơn có trụ sở, nơi cư trú; nếu nguyên đơn không có trụ sở, nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì xác định theo nơi bị đơn có trụ sở, đối với các khiếu kiện thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều 32.

– Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh sẽ được xác định theo nơi có trụ sở của bị đơn đối với khởi kiện thuộc khoản 3 và khoản 4 Điều 32 Luật này.

– Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh được xác định theo nơi cư trú của nguyên đơn đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài (thuộc khoản 5 Điều 32 Luật này.)

– Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh được xác định theo nơi cư trú, có trụ sở của nguyên đơn đối với khởi kiện liên quan đến xử lý vụ việc cạnh tranh (thuộc khoản 6 Điều 32 Luật này).

———————————————————————

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây

Quý khách cần tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến dịch vụ Luật sư chuyên Hành chính đề nghị tham khảo Tại đây Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn trực tiếp.

VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Hotline (zalo) tư vấn miễn phí: 0964653879 – 0929228082   –      Email: luatduyhung@gmail.com 

Fanpage: https://www.facebook.com/luatduyhung/ 

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879