TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

luбє­t duy hЖ°ng

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên vay và ngân hàng về việc ngân hàng cấp cho bên vay một khoản tiền trong một thời gian với lãi suất cụ thể kèm theo các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một…

Hợp đồng tín dụng  sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên vay và ngân hàng về việc ngân hàng cấp cho bên vay một khoản tiền trong một thời gian với lãi suất cụ thể kèm theo các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một trong những dạng tranh chấp hợp đồng khá phổ biến hiện nay. Trong thời gian vừa qua, số lượng vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết tại tòa án gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp.

Hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, nội dung chủ yếu của Hợp đồng bao gồm: Tài sản vay, sử dụng tài sản vay, thời hạn vay, lãi xuất và sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.

Hợp đồng tín dụng có đặc điểm: Một bên chủ thể của hợp đồng luôn là tổ chức tín dụng; Và hợp đồng  phải được ký kết dưới hình thức văn bản; Đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền; Và Hợp đồng tín dụng luôn phải tuân thủ chặt chẽ về các nội dung bắt buộc, năng lực chủ thể của các bên tham gia quan hệ tín dụng, mục đích sử dụng vốn vay, giới hạn vốn vay, lãi suất vay và bảo đảm thực hiện hợp đồng…vv.

Tranh chấp Hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng giữa bên cho vay (tổ chức tín dụng) và bên vay (khách hàng). Đó là những tranh chấp về lãi suất, nợ gốc, nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản bảo đảm…vv.

Để bảo đảm quyền lợi của các bên trong Tranh chấp hợp đồng tín dụng , việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Giải quyết một cách kịp thời, chính xác, đúng pháp luật, để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh mới cho các bên;
  • Phải bảo đảm giữ được bí mật của hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của các bên trong quan hệ tranh chấp;
  • Đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp nhất.

Theo quy định của pháp luật, các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tín dụng gồm:

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÍN DỤNG

Thương lượng hòa giải: Cũng giống như các loại tranh chấp hợp đồng khác, các tranh chấp tín dụng có thể là tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh, thương mại, đều có thể giải quyết bằng các phương thức thương lượng, hòa giải. Hiện nay, không có quy định cụ thể của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Mà nó chỉ được ghi nhận thông qua nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của đương sự. Hình thức của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng hòa giải được thực hiện theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

Trọng tài thương mại: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ được áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận với nhau tại Hợp đồng tín dụng rằng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có quy định nào bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, mà chỉ là quy định các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như Luật thương mại năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật các Công cụ chuyển nhượng năm 2006, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật hàng hải năm 2015….vv.

Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp theo quy định tại khoản 1, Điều 5 về “Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Kết hợp các điều kiện trên thì thực chất chỉ có duy nhất một trường hợp giải quyết bằng trọng tài, đó là lý do các bên thỏa thuận đối với tranh chấp trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Như vậy tranh chấp hợp đồng cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng cũng được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận.

Các bên có thể chỉ thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài mà không cần phải ghi chính xác tên của Trung tâm Trọng tài thương mại trên thực tế. Trường hợp các bên vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án thì có quyền khởi kiện ra trước một trong hai bên Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định tại khoản 4, Điều 2 về “Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài, Toà án theo quy định Luật Trọng tài thương mại”, Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán, TANDTC “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại”.

Nếu hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì chỉ giải quyết được bằng Trọng tài khi tất cả các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Tòa án nhân dân: Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Toà án thì thuộc quyền giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điểm a và b, khoản 1, Điều 35 về “Thẩm quyền của TAND cấp huyện”, BLTTDS năm 2015, trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án không phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên. Luật quy định, Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp các bên có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa  án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 về “Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ”, BLTTDS năm 2015.

Riêng đối với Toà kinh tế thì khác với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là chỉ giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, theo quy định tại khoản 1, Điều 30 về “Những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án”, BLTTDS năm 2015.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án có những ưu điểm và hạn chế như sau:.

Ưu điểm: Đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.

Quyết định của tòa án có tính cưỡng chế cao, quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Chi phí giải quyết tranh chấp bằng toà án ít hơn nhiều so với chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

Hạn chế: Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại; nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án có thể làm ảnh hưởng đến tín nhiệm, cơ hội kinh doanh của các bên trên thương trường…vv. Ngoài ra, việc xét xử có thể phải trải qua 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm nên thời gian thường bị kéo dài.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website: http://luatduyhung.com hoặc gọi đến liên hệ trực tiếp để được tư vấn.

Hotline (Zalo): 0964653879 hoặc 0929228082.

Facebook: https://www.facebook.com/luatduyhung/

Zalo: Luatduyhung  (SĐT: 0964653879)

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879