QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH (LẦN HAI)

luбє­t duy hЖ°ng

Theo quy định, người khiếu nại có quyền được thực hiện khiếu nại hành chính lần đầu tiên và khiếu nại lần thứ hai nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khiếu nại lần đầu không được giải quyết. Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính lần hai được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại 2011 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan.

Hỏi: Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu người dân có thể thực hiện khiếu nại lần hai. Vậy quy trình giải quyết khiếu nại hành chính (lần hai) được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Luật Duy Hưng xin trả lời vấn đề này như sau:

1. Thực hiện khiếu nại lần hai như thế nào?

– Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy định chung về trình tự khiếu nai hành chính như sau:

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

– Căn cứ Điều 37 Luật khiếu nại 2011, Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai quy định như sau:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc hức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH (LẦN HAI)

2. Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính (lần hai) thực hiện như thế nào?

Bước 1: Thụ lý khiếu nại lần hại

– Căn cứ Điều 36 Luât khiếu nại 2011:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.

Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại lần hai

– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các khoản 2,3 và 4 Điều 29 Luật này.

Bước 3: Tổ chức đối thoại lần hai

– Căn cứ Điều 30 Luật khiếu nại 2011:

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiểu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật này.

– Căn cứ Điều 29 Nghị định 124/2020 quy định:

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hại, người giải quyết khiếu nại lần hại phải tổ chức đối thoại.

Như vậy:

Quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, tổ chức đối thoại là trình tự bắt buộc.

  • Người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại.
  • Người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội).
  • Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại. Trong quá trình đối thoại, người được phân công phải kịp thời báo cáo với người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

– Căn cứ Điều 40 Luật khiếu nại 2011:

Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định khiếu nại phải có các nội dung như:

  • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
  • Nội dung khiếu nại;
  • Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
  • Kết quả đối thoại;
  • Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
  • Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính;
  • Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
  • Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

Bước 5: Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

– Căn cứ Điều 41 Luật khiếu nại 2011:

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:

  • Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
  • Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại;
  • Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 124/2020, Việc gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại lần hai được hướng dẫn thực hiện như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

———————————————————————

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác Tại đây

Quý khách cần tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến dịch vụ Luật sư chuyên Hành chính đề nghị tham khảo Tại đây Hoặc liên hệ với Luật Duy Hưng bằng một trong các cách thức sau để được tư vấn trực tiếp.

VPGD Hà Nội: Số 55 – Lô C1, phố Nguyễn Công Thái, KĐT Đại Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Chi nhánh tại Hà Nam: Số 288, đường Ngô Quyền, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Hotline (zalo) tư vấn miễn phí: 0964653879 – 0929228082   –      Email: luatduyhung@gmail.com 

Fanpage: https://www.facebook.com/luatduyhung/ 

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

ok

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0964653879